Những câu hỏi liên quan
Phan huy thái
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
23 tháng 1 2022 lúc 20:44

TK:

Bài thơ “Ông đồ” được đánh giá là một thành công “đột xuất” của Vũ Đình Liên. Nhà thơ đã sử dụng thể thơ năm chữ gọn gàng, ngôn từ giản dị nhưng chứa đựng bao nỗi niềm tâm sự về nhân tình thế thái. Chính vì vậy Hoài Thanh có bình rằng: "Ít có bài thơ nào bình dị mà cảm động đến vậy”.

Hình ảnh ông đồ hiện lên trong dòng suy tưởng, hoài niệm của nhà thơ:

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua”

Trong những năm cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, nền Nho học suy tàn, những kì thi chữ Hán bị bãi bỏ, đa số người ta hướng tới cái mới, quay lưng với cái cũ thì chữ Nho không còn ở thời hoàng kim nữa nhưng vẫn được mọi người ưa chuộng. Bởi thế hình ảnh ông đồ viết chữ thuê bên những con phố sầm uất đã trở nên quen thuộc mỗi khi Tết đến xuân về. Bằng ngọn bút tài hoa ông đồ đang lặng lẽ làm đẹp cho đời. Ông chính là nét đẹp tinh tế của một Hà thành xưa cũ:

“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”

Nhưng số người nhiệt thành với chữ Nho "mỗi năm mỗi vắng”, khách quen cũng tan tác "người thuê viết nay đâu?”, phong tục treo câu đối Tết cũng phạt phai. Ông đồ dần dần bị lãng quên, phương cách mưu sinh ngày càng khó. Bởi vậy nỗi buồn thấm tận cốt tuỷ, lan sang cả những vật vô tri:

“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”

Và như một sự tất yếu khi người ta đua nhau “vứt bút lông đi viết bút chì”, xã hội nhá nhem với những Xuân tóc đỏ, hay nhà thiết kế thời trang TYPN ( Số đỏ – Vũ Trọng Phụng) – Ông đồ đã hoàn toàn bị quên lãng. Ông ngồi đó ” như cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn”:

“Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”

Ông đồ ngồi giữa mùa xuân mà ta tưởng như ở mùa đông ảm đạm, ông như chìm vào không gian để mặc gió mưa thời gian phủ nhoà. Hình ảnh” lá vàng rơi” tượng trưng cho sự lụi tàn. Chữ Nho đã mạt vận. Chỉ còn lại nỗi thương cảm ngậm ngùi. Những giọt mưa bay hay những giọt nước mắt xót xa tiếc nuối? Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của tác giả đã đạt đến độ chín khiến người đọc cũng thấy lòng mình thấm đẫm nỗi sầu nhân thế cùng ông đồ già cô đơn lỡ vận…

Mùa xuân lại đến "không thấy ông đồ xưa”. Ông cố bám lấy xã hội hiện tại nhưng không còn đủ sức, đủ kiên nhẫn nữa, bởi cơm áo không đùa với chữ nghĩa. Ông phải rút lui vào quá khứ, cũng có thể đã trở thành người thiên cổ. Tác giả băn khoăn, day dứt:

“Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”

Nhà thơ không chỉ xót thương ông đồ mà cả một lớp người như ông. Tác giả muốn đuổi theo để gặp lại những hồn người đã mất hay đang hoài niệm những vẻ đẹp của quá khứ? Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ nhưng mở ra những câu hỏi lớn cho người đọc.

Có thể nói tình thương người và niềm hoài cổ đã khiến Vũ Đình Liên cho ra đời một thi phẩm tuyệt tác "Ông đồ” sống mãi với thời gian. Tên tuổi của nhà thơ cũng gắn liền với bài thơ từ độ ấy. Và dường như thời gian càng trôi đi tác phẩm lại càng thêm giá trị bởi ý nghĩa nhân văn, nhân đạo mà tác giả gửi gắm chưa bao giờ xưa cũ.

Bình luận (0)
Lợn không béo
23 tháng 1 2022 lúc 20:53

Nhà văn đã cảm thấy tiếc nuối và thương cảm vs 1 lớp người tàn tạ

Cái này mik tự nghĩ sao bạn thông cảm nha :)))

 

 

Bình luận (0)
Trần Tuấn Sang
Xem chi tiết
5a4 mai tuấn đạt
Xem chi tiết
5a4 mai tuấn đạt
Xem chi tiết
doquynhanh
Xem chi tiết
I Love Literature
Xem chi tiết
Đặng Phương Nam
25 tháng 10 2016 lúc 17:42

Nghệ thuật

- Từ "nhưng" bắt đầu khổ thơ như 1 cánh cửa khép lại thời kì hoàng kim, mở ra 1 thời kì khác với bao thay đổi

- Từ "mỗi" lặp lại 2 lần trong dòng thơ đầu, nhịp thơ chậm gợi bước đi của thời gian tring sự mòn mỏi, suy thoái "mỗi năm mỗi vắng", từ "vắng" khép lại câu thơ như 1 sự hụt hẫng, chơi vơi

- Câu hỏi tu từ: "Người thuê viết nay đâu?" -> 1 câu hỏi không có lòi đáp vừa khắc họa cảnh buồn vắng thê lương của ông đồ khi khách thuê chữ chẳng còn, vừa thể hiện sự ngậm ngùi, tiếc nuối của tác giả

- 2 câu thơ thứ 3 và 4 là 2 câu thơ tả cảnh ngụ tình vô cùng đặc sắc, tác giả đã mượn đồ vật để gửi gắm tâm sự của con người

 

Chúc bạn học tốt ^^

Bình luận (3)
Thảo Phương
25 tháng 10 2016 lúc 17:53

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Hai từ “mỗi” điệp lại trong một câu thơ diễn tả bước đi cảu thời gian.Nếu như trước đây : “Mỗi năm hoa đào nở” lại đưa đến cho ông đồ già “bao nhiêu người thuê viết” thì giờ đây “mỗi năm” lại “mỗi vắng”. Nhịp đi của thời gian bao hàm cả sự mài mòn, suy thoái.Thanh “sắc” kết hợp với âm “ắng” khép lại câu thứ nhất như một sự hẫng hụt, chênh chao, như đôi mắt nhìn lên đầy băn khoăn. Để rồi một cách tự nhiên, câu thứ hai phải bật ra thành câu hỏi: Những người thuê ông đồ viết chữ khi xưa nay đâu cả rồi? Câu hỏi buông ra không bao giờ có lời đáp nên cứ chạp chớn, cứ ám ảnh mãi. Người thuê viết không còn, giấy đỏ, mực thơm không được dùng đến nên:
Giáy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Nỗi buồn của con người khiến các vật vô tri vô giác cũng như buồn lây. Mực ssầu tủi đọng lại trong nghiên, giấy điều phôi pha buồn không muốn thắm.Biện pháp nhân hoá góp phần nhấn mạnh tâm trạng của con người. Bởi chẳng phải mực và giấy là những đồ vật gắn bó thân thiết nhất với ông đồ hay sao?

Bình luận (0)
Linh Phương
25 tháng 10 2016 lúc 18:36

Viết về thời thế biến thiên khiến những nhà nho cũ trở thành người sinh bất phùng thời, Vũ Đình Liên đã có một thi phẩm được coi là kiệt tác sinh ra từ hai nguồn thi cảm lòng thương người và tình hoài cổ. Đó là bài thơ Ông đồ mà linh hồn của bài thơ chính là hình ảnh ông đồ một di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn.

Trong xã hội xưa, ông đồ là người có đi học chữ Nho song không đỗ đạt, sống thanh bần giữa những người dân thường bằng nghề dạy học. Chữ nghĩa thánh hiền và nghề dạy học trong xã hội tôn sư trọng đạo được mọi người kính nể. Theo phong tục, ngày tết đến mọi nhà lại sắm câu đối hoặc một đôi chữ nho để trang hoàng nhà cửa, khi đó ông đồ lại có dịp trổ tài. Chính vì thế mỗi năm tết đến, xuân về, hình ảnh ông đồ cùng với nét chữ của ông trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong bức tranh xuân của mọi gia đình Việt nam.

chúc bn hx tốt!

Bình luận (0)
Hảo Tanker Nguyễn
Xem chi tiết
Phong Thần
21 tháng 6 2021 lúc 20:42

Tham khảo

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng”. Thật! Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.

Bình luận (1)
Khanh NGuyen
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 12 2021 lúc 16:13

Em tham khảo dàn ý:

1. Giải thích:

“Câu thơ hay”: Là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, có khả năng lay động lòng người, có giá trị tinh thần bền vững, có sức sống mãnh liệt trong lòng độc giả, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng, tình cảm mà nhà thơ muốn gửi gắm. “Đọc”: Là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. “Tình người”: Là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ. => Quan niệm của Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc độ của người tiếp nhận: Giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng, tình cảm được biểu hiện trong thơ.

2. Lí giải:

Đối tượng của thơ là thế giới tâm hồn, tình cảm của con người. Những cảm xúc,rung động,những suy tư,trăn trở…đều có thể trở thành đối tượng khám phá và thể hiện của thơ. Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Chỉ có cảm xúc chân thành, mãnh liệt mới là cơ sở cho sự ra đời một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Cảm xúc càng mãnh liệt, càng thăng hoa thì thơ càng có nhiều khả năng chinh phục, ám ảnh trái tim người đọc. Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và kiếm tìm sự tri âm. Do vậy, khi tìm đến một tác phẩm thơ, người đọc quan tâm nhiều tới cảm xúc, tới tình cảm mà nhà thơ kí thác. Tuy nhiên, nói “không thấy câu thơ” không có nghĩa là câu thơ không tồn tại mà hình thức biểu hiện đó đã đồng nhất với nội dung, trở thành dạng tồn tại của nội dung tình cảm.

3. Chứng minh bằng việc phân tích một vài dẫn chứng thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới

4. Đánh giá, mở rộng:

Ý nghĩa của câu nói đối với người làm thơ? Thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng tình cảm song để có thơ hay, người làm thơ bên cạnh sự sâu sắc, mãnh liệt của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc, công phu trong lao động nghệ thuật. Đây là hai yếu tố không thể xem nhẹ trong sáng tạo và thưởng thức thơ ca.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hằng
Xem chi tiết
Ngủ ✰_
19 tháng 3 2022 lúc 12:54

“Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu”.

“Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. "Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: "mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng.

Bình luận (0)
💠꧁༺๖ۣۜYuikoshi༻꧂💠
19 tháng 3 2022 lúc 12:57

-Thể thơ ngũ ngôn (năm chữ): đây là thể thơ linh hoạt có khả năng biểu hiện phong phú, rất thích hợp với việc thể hiện tâm trạng và diễn tả những tâm tình cảm xúc sâu lắng. Trong bài thơ, thể thơ này được sử dụng và khai thác đạt hiệu quả nghệ thuật: bài thơ ngũ ngôn bình dị, cô đọng mà đầy gợi cảm. Toàn bài thơ có giọng điệu chủ âm là trầm lắng, ngậm ngùi. Giọng thơ này rất phù hợp trong việc thể hiện tâm tư, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của con người đặc biệt là trước tình cảnh đáng thương của những lớp đang tàn lụi như ông đồ.

Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

-Kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ:

+ Kết cấu đầu cuối tương ứng, mở đầu bài thơ là Mỗi năm hoa đào nở – Lại thấy ông đồ già, kết thúc bài thơ là Năm nay hoa đào lại nở – Không thấy ông đồ xưa. Kết cấu này chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề của bài thơ. Tứ thơ “cảnh cũ người đâu” trong thơ cổ được sử dụng gợi một sự thương cảm sâu sắc.

+ Bài thơ có một kết cấu tương phản độc đáo: cùng diễn tả hình ảnh ông đồ vào thời điểm mùa xuân, ngồi viết thuê bên hè phố nhưng đã thể hiện hai cảnh tượng đối lập – hình ảnh ông đồ thời vàng son và hình ảnh ông đồ thời tàn lụi. Kết cấu tương phản này thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ. Qua đó, nhà thơ thể hiện tâm tư của chính mình về thời thế và con người.

-Ngôn ngữ thơ trong sáng, bình dị đồng thời cô đọng, có sức gợi lớn trong lòng người {vẫn ngồi đấy – không ai hay, người muôn năm cũ – hồn ở đâu,…).

-Biện pháp nhân hóa được sử dụng rất thành công: Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu giấy, mực không được động đến nên buồn, nên sầu, chúng cũng có tâm hồn, có cảm xúc như con người).

-Hình ảnh thơ giản dị nhưng hàm súc, không mới mẻ nhưng gợi cảm: Lá vàng rơi trên giấy / Ngoài giời mưa bụi bay. Hình ảnh lá vàng có một sức gợi lớn. Lá vàng rơi gợi sự tàn tạ, cảm giác buồn. Giữa mùa xuân mà tác giả lại cảm nhận lá vàng rơi. Đó là sự cảm nhận từ trong tâm hồn về một sự tàn tạ, sự kết thúc của một kiếp người tàn. Hình ảnh mưa bụi bay nhẹ nhưng ảm đạm lòng người.

Đây là những câu thơ mượn cảnh ngụ tình và ý tại ngôn ngoại. Tất cả cảnh vật ấy để thể hiện tâm trạng buồn của con người.

– Hình thức nghệ thuật bài thơ rất bình dị nhưng có một sức truyền cảm nghệ thuật lớn để cho nội dung, cảm xúc của bài thơ có sức sống bền bỉ lâu dài trong lòng người đọc.

Bình luận (0)